4 thông tin thú vị về bàn thờ Thần tài

bàn thờ thần tài

Ngày nay hầu như những ai kinh doanh, buôn bán hoặc mở cửa hàng đều có thờ Thần Tài, Ông địa để các vị đem lại tài lộc và may mắn trong kinh doanh.

Xét về mặt văn hoá thì đó là một nét tín ngưỡng rất tốt, nhưng không phải ai cũng hiểu hết về phong tục thờ Thần Tài khi kinh doanh, chính vì thế qua bài viết này Banthantai muốn chia sẻ tới bạn đọc những điều thú vị nhất về Bàn thờ thần tài!

Tất nhiên đừng quên tìm mua cho gia đình mình một chiếc bàn thờ Thần tài thật đẹp để thờ cúng Thần tài và Ông địa, các vị sẽ phù hộ cho cả gia đình bạn.

1.Vì sao phải đặt bàn thờ Thần tài dưới đất?

Lý do đặt bàn thờ Thần tài ở dưới đất, đặc biệt ở trong góc nhà là có lý do chứ không chỉ để phân biệt bàn Thần tài với bàn thờ gia tiên.

bàn thờ thần tài
Bàn thờ thần tài

Việc này gắn liền với 1 sự tích Thần tài, câu chuyện đó như sau:

“Ngày xưa có 1 tên buôn tên Âu Minh, khi ghé thuyền qua hồ Thanh Thảo được Thuỷ thần tặng một cô hầu tên Như Nguyệt. Âu Minh đưa Như Nguyệt về nuôi, từ đó Âu Minh như ăn nên làm ra giàu có rất nhanh.

Bỗng một hôm Âu Mình lôi Như Nguyệt ra đánh vào đúng tết Nguyên Đán làm cô sợ chui vào góc nhà trốn mất. Từ đó Âu Minh làm ăn sa sút, trở nên nghèo khó.

Người ra cho rằng Như Nguyệt chính là Thần tài, để đáp công nuôi dưỡng nên Thần tài ban phước cho Âu Minh nhưng từ khi Thần bỏ đi thì đâu lại về đó”.

Chính vì sự tích này mà người ta tin rằng Thần tài thường thích ở góc tối, góc nhà và dưới đất. Tất nhiên bạn cần đảm bảo không gian bàn thờ Thần tài vẫn sạch sẽ thoáng mát, và đặc biệt không phạm phong thuỷ.

  1. Thờ Thần tài những gì?

Cũng từ sự tích trên mà vào 3 ngày đầu của Tết Nguyên đán, mọi người thường không lau dọn rác trong nhà vì tin rằng Thần tài đang ở đó, nếu quét đi thì sẽ không còn lý do để Thần tài ở lại.

Thần tài ăn gì?

Thần tài, Ông Địa là vị thần vừa ăn chay vừa ăn mặn, ăn mặn nửa đầu năm âm lịch và ăn chay nửa cuối năm âm lịch.

Chính vì thế bàn thờ Thần tài 6 tháng đầu năm tốt nhất nên cúng đồ mặn như bánh kẹo, tam sên gồm thịt ba chỉ – trứng vịt lộn – con tôm luộc.

6 tháng cuối năm Thần tài ăn chay nên có thể cúng hoa quả ngọt, bánh ngọt và bánh chay như bánh tét…

bàn thờ thần tài
Thần tài, Ông Địa là vị thần vừa ăn chay vừa ăn mặn

Ngày vía thần Tài

Ngày cúng thần Tài là 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, lý do cũng gắn liền với một sự tích khác.

“Thần tài vốn là vị thần cai quản tiền bạc tài lộc trên trời, nhưng một lần đi chơi uống rượu say ngã xuống trần gian và đập đầu vào đá. Lúc tỉnh dậy thì không nhớ gì và lang thang khắp nơi.

Một lần đi ngang qua cửa hàng gà vịt heo quay nên thần Tài xin một bữa ăn. Bỗng kỳ lạ sau đó nườm nượp khách vào ăn, nên chủ quán mời Thần tài tới ăn hàng ngày.

Nhưng chủ quán có giàu lên cũng không bỏ thói chi li, thấy Thần tài ăn uống thoải mái không phải làm gì nên đã đuổi đi. Quán đối diện thấy vậy vời vào ăn, vậy là quán này lại nườm nượp khách.

Người dân quanh đó thấy quần áo rách rưới nên đưa Thần tài đi may bộ mới, nhưng vừa mới mặc vào thì Thần tài nhớ ra mọi chuyện và bay về trời. Ngày Thần bay lên trời cũng là ngày 10 tháng Giêng âm lịch”.

  1. Thờ cúng thần Tài thế nào?

Bàn thờ Thần tài đầy đủ sẽ có những đồ sau: Bài vị Thần tài, bát hương, khay giấy vàng, hai ngọn đèn, khay nước gồm 3 chén rượu và 2 chén nước.

Người ta nói rằng khi lập mới bàn thờ Thần tài thì chọn ngày tốt, thắp hương liên tục trong 100 ngày đầu để tụ khí, đèn đốt liên tục. Hoa quả tươi để lâu bị hỏng phải thay lượt mới…

  1. Hưởng lộc thờ Thần tài

Một điều thú vị nữa về hưởng lộc Thần tài là hoa quả, thức ăn sau khi cúng Thần tài xong chỉ nên sử dụng trong gia đình thay vì chia cho hàng xóm láng giềng, như một cách giữ của giữ tài lộc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *